Dấu hiệu cơ thể bị sốc nhiệt

Dấu hiệu cơ thể bị sốc nhiệt không thể bỏ qua.

Nhiệt độ cơ thể tăng cao, các cơ quan trong cơ thể suy giảm hoạt động, buồn nôn. Là những dấu hiệu cơ thể đang bị sốc nhiệt cần có các biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo sức khỏe.

Trong thời gian này, cả nước đang trải qua một đợt nắng nóng cao độ. Với nhiệt độ ngoài trời thường xuyên trên 40 độ C. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề do nóng như cháy nắng, chuột rút, ngất, say nắng..Trong đó nguy hiểm nhất là sốc nhiệt.

Sốc nhiệt (hay say nắng, cảm nắng) là một loại bệnh nhiệt nghiêm trọng. Thông thường, trung khu điều nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể luôn ở mức cân bằng. Không thay đổi nhiều theo tác động của môi trường. Khi tiếp xúc với nắng nóng kéo dài, gắng sức khiến trung tâm điều nhiệt bị tổn thương .Hoặc không còn điều khiển nổi sự cân bằng đó thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng mạnh, gây rối loạn các chức năng trong cơ thể. Nhất là hệ thần kinh, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Thời tiết nóng bức làm tăng nguy cơ bị sốc nhiệt

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị sốc nhiệt:

Nhiệt độ cơ thể tăng cao

Sốc nhiệt là hiện tượng khi nhiệt độ tăng quá mức kiểm soát dẫn đến rối loạn cơ thể. Điều này thường được biểu hiện khá rõ ràng bởi thân nhiệt tăng cao. Thông thường, những người vận động với cường độ cao, thân nhiệt lớn nhất có thể rơi vào khoảng 38 độ. Nếu cao hơn ngưỡng này, nhiều khả năng cơ thể bạn chắc chắn đang gặp rắc rối.

Theo các chuyên gia y khoa tại Viện nghiên cứu Redlex (Anh). Khi nhiệt độ tăng cao, da bạn sẽ chuyển dần sang đỏ đồng thời nhịp tim tăng mạnh. Hiện tượng này báo hiệu cơ thể đang cố hết sức để điều hòa lại thân nhiệt. Khi mọi chuyện vượt quá khả năng xử lý, những hiện tượng nghiêm trọng hơn bắt đầu xảy ra. Như choáng váng, nhức đầu thậm chí là bất tỉnh và ngất. Chú ý tới những dấu hiệu ban đầu sẽ giúp bạn tránh được hệ quả nghiêm trọng sau này.

Các cơ quan trong cơ thể suy giảm hoạt động

Nhiệt độ tỉ lệ nghịch với hiệu suất hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bạn. Tiến sĩ kiêm nhà nghiên cứu người Đức Kamiatry Volder cho hay. Thận, gan, tim là những cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất. Trong khi rối loạn nhịp tim là dấu hiệu cho thấy tim không hoạt động hiệu quả. Thì nước tiểu màu đỏ là hiện tượng dễ thấy và dễ phát hiện nhất khi thận của bạn “đình công”.

Cảm thấy bất ổn – Dấu hiệu cơ thể bị sốc nhiệt

Bên cạnh các cơ quan trong cơ thể, não bộ cũng là khu vực nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu di chuyển dưới trời nắng và không được bảo vệ đúng cách. Phần đầu là khu vực hứng chịu lượng nhiệt cao nhất. Do đó, những hiện tượng như đau đầu, chóng mặt cũng cần phải được lưu tâm khi di chuyển ngoài trời nắng.

Chuyên gia nghiên cứu sức khỏe tại Hà Lan cho biết, mê sảng là một trong những biểu hiện phổ biến của sốc nhiệt. Theo số liệu thống kê, nguy cơ tử vong của những người rơi vào tình trạng này lên tới 70%. Tệ hại hơn nữa, khi rơi vào tình trạng này, não bộ gần như không còn tỉnh táo. Để phân tích tình huống nên dừng lại hay tiếp tục luyện tập.

Sốc nhiệt dẫn đến hiện tượng đau đầu, chóng mặt

Như một hệ quả tất yếu, bạn dễ dàng rơi vào tình trạng sốc nhiệt mà không hề hay biết. Tiến sĩ Yale đề xuất nên dừng tập ngay khi bạn cảm thấy những bất ổn dù là nhỏ nhất. Lựa chọn một khu vực thoáng mát và nhiều bóng râm. Làm nơi hồi sức sẽ giảm thiểu nguy cơ của hiện tượng này.

Buồn nôn, dấu hiệu cơ thể bị sốc nhiệt.

Buồn nôn là một trong những biểu hiện vật lý phổ biến nhất của sốc nhiệt. Tuy không phải là dấu hiệu đặc trưng của sốc nhiệt nhưng hiện tượng này đi kèm mệt mỏi. Và đau nhức cơ có thể báo hiệu cơ thể bạn đang phải chịu đựng rối loạn thân nhiệt nghiêm trọng.

Khi hệ tuần hoàn bị đình trệ bởi nhiệt độ cao chính là nguyên nhân của hiện tượng này. Cần bổ sung các loại chất lỏng chứa thành phần muối. Có khả năng bù đắp lượng muối khoáng cơ thể bài tiết qua tuyến mồ hôi. Trang bị mũ chống nắng kết hợp bổ sung nước kịp thời. Sẽ giúp điều hòa thân nhiệt hiệu quả, giảm thiểu tình trạng quá nhiệt cho cơ thể.

Các biện pháp phòng chống cơ thể bị sốc nhiệt

Khi lao động trong môi trường nhiệt độ cao. Chúng ta có thể phòng tránh sốc nhiệt khi thực hiện các biện pháp như sau:

  • Che chắn khi đi ngoài trời. Mặc quần áo rộng, nhẹ.
  • Hạn chế vận động quá sức dưới nắng gắt, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Uống nhiều nước, hạn chế cafein và không dùng rượu.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả

Say nắng, sốc nhiệt sẽ dẫn đến đột quỵ, bác sĩ khuyến cáo

Bị say nắng, sốc nhiệt không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Mà còn có khả năng dẫn đến đột quỵ. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Say nắng, hay còn gọi là sốc nhiệt (heat troke) .Là những hiện tượng thường gặp mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Đây là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng (>40 độ C). Kèm theo rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, tuần hoàn, hô hấp.

Bị say nắng, sốc nhiệt không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, … Mà say nắng, say nóng còn có khả năng dẫn đến đột quỵ. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Trước khi bị sốc nhiệt, người bệnh thường có dấu hiệu kiệt sức. Kiệt sức do nắng nóng ít nguy hiểm hơn và các triệu chứng sẽ thuyên giảm nếu người bệnh được điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu của sự kiệt sức vì nhiệt có thể kể đến: Đau đầu, chóng mặt, chán ăn và buồn nôn; đổ mồ hôi nhiều, da nhợt nhạt, sần sùi. Chuột rút ở tay, chân và bụng; thở gấp; khát nước; nhiệt độ cơ thể từ 38°C trở lên.

Tuy nhiên, nếu tình trạng kiệt sức do nhiệt diễn tiến thành say nóng. Đó là trường hợp khẩn cấp và cần điều trị ngay.

Các dấu hiệu nhận biết người bị sốc nhiệt là: Các triệu chứng của kiệt sức vẫn còn sau 30 phút; nhiệt độ cơ thể tăng lên 40 độ C. Hoặc cao hơn, trong người cảm thấy rất nóng và khô; không đổ mồ hôi. Mặc dù cơ thể rất nóng; thở nhanh hoặc hụt hơi; dần mất tỉnh táo. Nặng hơn nữa là lên cơn co giật; không phản ứng.

Uống nhiều nước là cách hữu hiệu để phòng tránh cơ thể bị sốc nhiệt

Bác sỹ Bệnh viện đa khoa Phú Thọ khuyến cáo. Cần uống nhiều nước trong mùa nắng nóng, đặc biệt bổ sung đối với người tập thể dục.

Bên cạnh đó, để tránh bệnh lý về say nắng và sốc nhiệt. Người dân nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát; nên tắm mát và tránh ra ngoài trời. Vào thời điểm nóng nhất trong ngày (khoảng từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Nên có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh uống nhiều rượu và tránh tập thể dục quá sức.

Bổ sung đầy đủ nước trong thời tiết nắng nóng

Các phương pháp cần áp dụng khi cơ thể say nắng, sốc nhiệt

Theo các bác sĩ, thấy người bệnh có khả năng bị say nắng, cần đưa ngay họ vào nơi mát mẻ. Nếu có điều kiện thì ở trong nhà là tốt nhất, nếu không đưa được vào trong nhà. Thì hãy đưa người bệnh vào nơi có bóng râm.

Cởi càng nhiều quần áo bên ngoài càng tốt. Cần gọi điện thoại cho xe cấp cứu và có thể sử dụng quạt làm mát trong khi chờ đợi.

Phương pháp làm giảm thân nhiệt người bệnh là sử dụng một chiếc khăn ướt (vắt ráo nước) để chườm mát. Thường xuyên đo nhiệt độ và tiếp tục làm chườm mát, cho đến khi thân nhiệt giảm xuống 38C (tương đương 100,4F).

Khi nhiệt độ người bệnh đã giảm, hãy bỏ tấm khăn ướt và thay bằng tấm khô. Người hỗ trợ cần trấn an người bệnh cho đến khi có sự trợ giúp của nhân viên y tế.

error: Content is protected !!