Các loại khăn lạnh phổ biến trong nhà hàng: sự đa dạng và tiện ích…
Những điều cẩn chuẩn bị mở nhà hàng
10 điều lưu ý khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng, quán ăn.
Kinh doanh nhà hàng luôn là một trong những lựa chọn khởi nghiệp “hot” nhất hiện nay. Với rất nhiều các dự án thành công trong thời gian gần đây. Dưới đây là những điều cần chuẩn bị mở nhà hàng, bạn nên tham khảo.
Nếu chỉ nhìn vào những quán ăn đông nghẹt khách. Nhiều người dễ cho rằng, kinh doanh nhà hàng là “một vốn bốn lời”. Tuy nhiên, kinh doanh nhà hàng không dễ như bạn tưởng. Đó là một trong những loại hình kinh doanh thử thách và nhiều cạnh tranh nhất để bắt đầu. Nó đòi hỏi sự tận tâm và khả năng nắm bắt chi tiết.
Nếu bạn đang nhen nhóm ý định làm giàu từ ngành này. Hãy cùng Vua khăn lạnh xác định những thứ cần chuẩn bị như sau:
-
Huy động vốn từ những nguồn nào và bằng cách nào khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng.
Sẽ là không có gì phải bàn khi bạn đang có sẵn một lượng tài chính lớn. Đáp ứng mọi quy mô nhà hàng mà bạn muốn mở.
Song với phần lớn những người mới khởi nghiệp. Tài chính thường là chướng ngại vật lớn nhất khi dự định mở một nhà hàng. Phần lớn sẽ phải đi vay vốn nhưng với tỉ lệ thất bại khá cao. Những ngân hàng lớn và nhỏ hầu hết đều không hứng thú với việc bỏ ra hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng. Cho một người sắp trở thành ông chủ nhà hàng.
Góp vốn đầu tư
Vì vậy, vốn sẽ là bài toán đầu tiên bạn cần giải. Việc huy động vốn từ các nhà đầu tư có cùng mục đích. Và tầm nhìn với bạn là một trong những cách bạn có thể làm. Với cách này bạn không chỉ nhận được tiền đầu tư. Mà còn nhiều giá trị khác do nhà đầu tư mang lại như kinh nghiệm, mối quan hệ…
-
Xác định thị trường mục tiêu ra sao cho nhà hàng của bạn.
Khách hàng hiện nay xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội với trình độ văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, không có một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn tất cả mọi người. Cho nên hãy chỉ nhắm vào 5 hay 10% thị trường và phục vụ tốt, đó cũng đã là thành công.
Xác định khách hàng mục tiêu
Bạn có thể phân đoạn thị trường theo độ tuổi. Theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay…).
-
Chọn địa điểm đặt nhà hàng ở đâu?
Khoản chi phí thuê địa điểm là một khoản đầu tư ban đầu rất lớn. Và cũng chiếm khá nhiều chi phí hàng tháng về sau. Do vậy bạn cũng cần biết rằng “tiền nào của đó”. Vị trí đẹp, phố lớn thì chi phí cao. Quy mô rộng, trung tâm cũng không rẻ. Tuy nhiên, điều quan trong nhất là “địa lợi” cũng phải hợp với mô hình nhà hàng gì.
Nếu khách hàng không thể tìm ra nhà hàng của bạn. Hoặc họ quá ngại để bỏ ra quá nhiều thời gian, công sức để đến được nhà hàng của bạn. Thì mọi sự hoàn hảo của đồ ăn hay sự phục vụ đều vô nghĩa.
-
Nên ký hợp đồng thuê địa điểm mở nhà hàng trong bao lâu?
Hãy bắt đầu với hợp đồng thuê 1 năm hoặc nhiều nhất là 2 năm. Thời gian 1 đến 2 năm sẽ đảm bảo hơn trong trường hợp bạn không muốn thuê địa điểm đó nữa. Bởi thấy nó không phù hợp, tránh trường hợp dù không thuê nữa. Nhưng vì hợp đồng nên phải trả tiền thuê mặt bằng.
-
Đặt tên gì cho nhà hàng? Là một trong những điều cần chuẩn bị trước khi mở nhà hàng.
Đặt tên nhà hàng của bạn cũng sẽ giống như đặt tên cho những đứa con. Vì đó không chỉ là một cái tên để gọi, mà còn là thương hiệu để mọi người nhớ tới và hình dung.
Nguyên tắc cơ bản nhất là tên nhà hàng cần dễ đọc, dễ nhớ. Phản ánh được địa điểm, chủ đề và lịch sử của nhà hàng.
-
Bố trí không gian và thiết kế nội thất nhà hàng thế nào cho phù hợp?
Thiết kế là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Thông thường, khu dành cho khách ăn chiếm từ 40-60% diện tích nhà hàng. 30% dành cho khu chế biến và nấu nướng, phần còn lại là khu trữ hàng và khu văn phòng. Một không gian nhà hàng tiêu chuẩn không thể bỏ qua 3 yếu tố chính: Phong cách – ấm cúng – tiện dụng. Đây cũng là những điều cần chuẩn bị mở nhà hàng, gây sự thu hút và ấn tượng.
Không khan và nội thất phải phù hợp
-
Đầu tư cho khu bếp như thế nào cho hợp lý?
Nếu nói phong cách nhà hàng là tâm hồn, nội thất là hình thể. Thì trái tim của nhà hàng chính là ở khu bếp. Khi lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng, bạn sẽ cần tính toán diện tích cho khu bếp bao nhiêu là phù hợp. Bố trí các thiết bị bếp thuận tiện cho các thao tác của đầu bếp. Và đặc biệt phải mua đúng các loại thiết bị bếp cần thiết.
Bên trong khu bếp của nhà hàng
Rất nhiều chủ nhà hàng trong bước đầu kinh doanh, quá chú trọng vào việc đầu tư mặt tiền phía trước. Mà xem nhẹ khu bếp phía sau cũng như những điều cần chuẩn bị cho kinh doanh nhà hàng. Hoặc nhiều chủ nhà hàng chưa nắm rõ cần mua thiết bị nào thì phù hợp. Bố trí bếp như thế nào thì khoa học, dẫn đến không phát huy hết năng suất, gây lãng phí. Vì thế bạn hãy lựa chọn đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn thiết kế,.Thi công bếp nhà hàng, cũng như nhập khẩu và sản xuất thiết bị bếp công nghiệp. Bạn có thể liên hệ để được tư vấn thêm.
-
Nên lên thực đơn và định giá các món ăn như thế nào?
Hãy sắp xếp các món theo mụ, Cố gắng cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn nhất nhưng với thực đơn ngắn gọn nhất.
Công thức định giá chung cho thực đơn nhà hàng là toàn bộ giá món ăn không vượt quá 30% giá thực phẩm. Bạn thực sự tạo nên (bao gồm giá nguyên liệu, mặt bằng, nhân công, điện, nước, gas tạo nên món ăn).
-
Nên thuê người quản lý hay tự quản lý?
Có thể dễ dàng nhận ra có 2 loại chủ nhà hàng cơ bản: Một người thích đứng ra làm chủ mọi thứ, xuất hiện mọi nơi. Có tầm ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ nhân viên. Một loại khác lại chỉ thích đứng sau mọi việc. Nếu bạn thực sự không muốn ra mặt trong mọi việc. Thì hãy cân nhắc thuê một người quản lý, để đứng ra quán xuyến mọi thứ theo chỉ thị của bạn. Đây cũng là những điều cần chuẩn bị cho việc mở nhà hàng.
-
Nên marketing và quảng bá nhà hàng ra sao?
Nhà hàng nhượng quyền thương hiệu có điểm thuận lợi bạn cũng có thể cân nhắc. Nhượng quyền thương hiệu sẽ có được một nền tảng rất tốt, với thương hiệu đã được phát triển từ lâu. Cùng với những chiến dịch marketing, quảng cáo ăn theo thương hiệu gốc. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một cuộc trao đổi, bởi bạn phải trả tiền cho mọi lợi ích đó. Vì thế trước khi quyết định bạn cần tính toán cho hợp với chi phí ban đầu, đầu tư.
Bên cạnh đó bạn hãy lên kế hoạch xây dụng thương hiệu riêng cho mình. Bằng cách làm marketing trên các vật dụng, đồ dùng, khăn lạnh in logo, bao muỗng…Bộ nhận diện thương hiệu thống nhất khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng. Giúp cho khách hàng dễ nhận biết và nhớ đến nhà hàng của bạn, dễ dàng nhận diện thương hiêu.
Xây dựng kế hoạch marketing